Chào mừng các bạn đã đến với Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân xã Cẩm Xá, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
  16/04/2018     |  Lượt xem 3   

Xã Quảng Châu tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Bà Trần Mã Châu lần thứ 1975

Sáng ngày16/4/2018 (tức ngày 1/3 năm Mậu Tuất), xã Quảng Châu – thành phố Hưng Yên đã tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Bà Trần Mã Châu lần thứ 1975. Dự lễ tưởng niệm có đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Phó Bí thư thường trực Thành ủy; đồng chí Dương Công Nhiệm, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy; đồng chí Vũ Văn Thuần, Phó chủ tịch UBND thành phố.

Đền thờ Hoàng Bà thuộc địa phận thôn 6 xã Quảng Châu, được tạo dựng từ đầu thế kỷ 17, thờ bà Trần Mã Châu, một vị tướng tài bà đã có công lao to lớn cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Tô Định giành lại độc lập cho đất nước. Theo ngọc phả còn ghi lại Trần Mã Châu hay còn được gọi là Châu Nương, con gái bộ chúa Trưởng Quan, ở đất Nam Xương (Hà Nam). Tuy là nữ nhi nhưng bà có chí khí như các bậc nam nhi, dũng lược đa mưu, tính cách phi thường. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đau đớn quằn quại dưới gót giày quân xâm lược phương Bắc, cha của Châu Nương cũng bị chúng sát hại. Nung nấu trong lòng ý chí đền nợ nước, trả thù nhà, bà đã cắt tóc giả làm ni sư, đi khắp các chùa để chiêu mộ anh hùng hào kiệt, cùng đứng lên giết giặc cứu nước. Sau đó được Trưng Trắc, Trưng Nhị thâu nạp, đón về để cùng đánh đuổi Tô Định. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Trưng Nữ lên ngôi hoàng đế, phong cho Mã Châu làm “Trưởng binh Nội các trung cung nội thị”. Trưng Vương lên ngôi được 3 năm thì quân Nam Hán lại sang xâm lược nước ta. Trần Mã Châu được lệnh ra quân quyết chiến với giặc. Quân giặc bao vây tứ phía. Trên mình ngựa, tay cầm song kiếm, bà tả xung hữu đột, thây giặc ngổn ngang. Được nửa ngày, gió thổi làm lộ thân hình, tướng giặc biết đó là nữ liền hô to: “Sĩ tốt khỏa thân mà đánh" khiến bà lúng túng, bị thương, quay ngựa chạy về đến Bảo Châu thì hóa. Đó là ngày 3/3 năm Ất Mùi (năm 43 sau Công nguyên). Dân làng nơi đây đã lập đền thờ, tế lễ để ghi công đức của Hoàng Bà. Cảm phục và thương xót bậc lương hiền đã quên mình vì nước, dân làng nơi đây đã lập đền thờ, tế lễ để ghi công đức của Hoàng Bà, Trưng Vương truy phong cho bà là “Thượng đẳng Phúc Thần” và phê chuẩn cho làng Bảo Châu là nơi đền chính, phụng sự tế tự.

Các đại biểu dâng hương tại Lễ tưởng niệm

Suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao biến cố thăng trầm, đền Hoàng Bà đã nhiều lần phải trùng tu tôn tạo song vẫn giữ được nét uy nghi, giản dị, thanh tao. Hiện đền còn giữ được 7 sắc phong qua các triều đại và khá nhiều hiện vật quý giá như: Kiệu bát cống, kiệu võng, kiệu Bà, đại tự, hoành phi, câu đối ca ngợi công đức Hoàng Bà với nhiều nội dung sâu sắc. Năm 1997, đền Hoàng Bà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hàng năm lễ hội được tổ chức từ ngày 1 – 3/3 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như: hát sân đền và một số trò chơi dân gian khác thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương về dâng hương tế lễ./.

Thu Trang – Công Hiếu (Đài Truyền thanh thành phố)

 
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 4222569